Chiều 30/11,ựugiámđốcBệnhviệnThủĐứcbịđềnghịch play phiên xử vụ sai phạm đấu thầu thiết bị y tế tại Bệnh viện Thủ Đức kết thúc phần xét hỏi, chuyển qua tranh luận.
VKS căn cứ tài liệu, chứng cứ và kết quả thẩm vấn tại tòa, cho rằng có cơ sở xác định bị cáo Nguyễn Minh Quân, nguyên giám đốc bệnh viện, đã lợi dụng chức vụ được giao, chỉ đạo Nguyễn Văn Lợi, Giám đốc Công ty Nguyễn Tâm, lập các công ty để tham gia vào việc đấu thầu bán thiết bị y tế, nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của Bệnh viện Thủ Đức.
Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2020, Quân đã chỉ đạo Lợi thành lập 4 công ty sân sau. Trong đó, Lợi làm giám đốc Công ty Nguyễn Tâm, còn lại thuê và nhờ người thân đứng tên để tham gia thâu tóm các gói thầu. Theo chỉ đạo của Quân, Lợi giao cho nhân viên lập các hợp đồng mua bán khống, lòng vòng giữa các công ty để nâng giá thiết bị máy móc cao hơn 30%-50% giá thị trường.
Tại bệnh viện, ông Quân hàng năm đều ký các quyết định thành lập các tổ để thực hiện việc mua sắm, dự toán, đấu thầu, ký hợp đồng... rồi giao cho cấp dưới làm thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, thực tế các tổ đấu thầu không hoạt động theo quyết định được phân công, chỉ ký hoàn thiện, hợp thức hồ sơ. Các nhân viên bệnh viện biết rõ nhóm công ty dự thầu đều là sân sau của ông Quân nhưng vẫn làm theo chỉ đạo.
Theo VKS, hành vi trái pháp luật của các cán bộ Bệnh viện Thủ Đức đã tạo điều kiện cho các công ty của Quân trúng thầu 27/28 gói với tổng giá trị hơn 345 tỷ đồng. Trong đó, Quân được hưởng 103 tỷ đồng từ việc nâng khống giá thiết bị y tế. Để nhận tiền chiếm đoạt, Quân chỉ đạo Lợi rút tiền mặt hoặc chuyển tiền vào các tài khoản cho mình để mua bất động sản, ôtô sang.
"Trong vụ án này bị cáo Quân là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo toàn bộ hành vi phạm tội nên cần xử lý nghiêm. Bị cáo Lợi là người giúp sức tích cực cho Quân trong việc Tham ô tài sản và Rửa tiền", đại diện VKS đánh giá.
Đối với những bị cáo từng là nhân viên Bệnh viện Thủ Đức, VKS cho rằng họ đã không thực hiện đúng các quy định trong việc đấu thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước. Còn Nguyễn Trần Ngọc Diễm (vợ Quân) biết nguồn gốc tài sản có được từ hành vi phạm tội nhưng vẫn mua các bất động sản, nên đủ căn cứ xác định đồng phạm với ông Quân về tội Rửa tiền.
"Các bị cáo có đầy đủ năng lực hành vi nhưng vì mục đích tư lợi hoặc nhận thức không đầy đủ nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm xã hội, phạm tội nhiều lần, gây bất bình dư luận nên cần xử lý nghiêm", đại diện VKS nêu quan điểm.
Quá trình điều tra và xét xử, bị cáo Quân không nhận tội. Tuy nhiên, đến phút cuối của phần xét hỏi, ông này đã thừa nhận hành vi nên VKS ghi nhận chuyển biển nhận thức của bị cáo, đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ.
VKS đánh giá các bị cáo Quân, Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Lan Anh là các bác sĩ giỏi, có nhiều thành tích, công sức đóng góp vào sự phát triển của Bệnh viện Thủ Đức. Các bị cáo đã tự nguyện, động viên gia đình khắc phục một phần thiệt hại, nhân thân tốt, cần ghi nhận xem xét giảm nhẹ.
Riêng ông Quân chưa nộp đủ tiền khắc phục, song các bất động sản mà các cơ quan tố tụng đang kê biên của vợ chồng bị cáo có đủ khả năng khắc phục toàn bộ thiệt hại.
Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Quân mức án 16-17 năm tù về tội Tham ô tài sản; 5-6 năm tù về tội Rửa tiền;tổng hợp hình phạt 21-23 năm tù. Với vai trò đồng phạm, Lợi bị đề nghị tổng cộng 16-18 năm tù.
Nguyễn Thị Ngọc Diễm bị đề nghị mức án 2 năm 6 tháng đến 3 năm 6 tháng về tội Rửa tiền.
5 bị cáo còn lại là cựu cán bộ Bệnh viện Thủ Đức bị đề nghị từ 2 năm 6 tháng đến 4 năm 6 tháng về tội Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Dự kiến ngày 1/12 tòa tuyên án.
Hải Duyên